Cây trúc nhật (Cây Trúc Đốm, Cây Phất Dụ Trúc Thiết Quan Âm) tên khoa học Dracaena surculosa punctulata “Sierra Leone”, thuộc họ Dracaenaceae. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, cây trúc nhật là giống cây thuộc chi huyết giác và có quan hệ họ hàng với chi Huyết Dụ.
Đặc điểm cây trúc nhật:
Cây Trúc Nhật mọc thành từng bụi như lau sậy, cao khoảng 50 – 100cm và được phân chia thành nhánh nhỏ. Lá của Cây Trúc Nhật mọc đối hay vòng với thuôn tròn dài và trông như lá tre nhưng mềm mại hơn. Đầu lá thuôn có mũi và gốc có cuống rất ngắn. Cây Trúc Nhật có hoa cụm chùm dài, cuống chung vươn ra cứng và mang hoa ở đỉnh.
Hoa cây trúc nhật có màu trắng, mọc theo kiểu chùm ở đầu cành, ngọn. Hoa nhỏ có kiểu nở bung, cuống hoa dài, các cánh hoa mỏng và thưa. Các hoa nhỏ khi nở tạo nên cả chùm hoa dạng khối tròn, vươn dài ra ngoài trông rất lạ và đẹp mắt độc đáo.
Quả của cây trúc nhật thường rất hiếm gặp, quả mọng thường nhỏ hình tròn có màu đỏ hoặc vàng khi chín, có màu xanh khi còn non.
Tác dụng của cây Trúc Nhật:
- Trang trí nội – ngoại thất: Với vẻ đẹp đơn sơ về màu lá hay thân cành của cây. Cây được dùng là cây tiểu cảnh đặt rong nhà làm cây nội thất, làm cây trang trí tại các ban công phòng khách của gia đình. Hoặc được đặt ở các công ty, bệnh viện ở các vị trí như phòng họp hành lang. Ngoài ra cây còn được trồng ở các công viên, khách sạn, nhà hàng lớn, được trồng với hình thức làm các hàng rào, các lối đi ở vườn, khuân viên hoặc được trồng trong các chậu , bụi đặt ở nhiều nơi khác nhau. Đem lại màu xanh tươi mát tạo cảm giác bình yên, thảnh thơi cho gia chủ cũng như các khách hàng , khách du lịch khác.
- Cải thiện chất lượng không khí: Là loại cây xanh sống lâu năm, cây có tác dụng thanh lọc không khí xung quanh, tạo cảm giác không khí trong lành, giảm bớt ô nhiễm môi trường không khí. Biết đến trúc nhật cũng thuộc bộ tứ “ Tùng, cúc , trúc mai” Cây trúc nhật luôn là biểu tượng phong thủy của gia chủ.
- Làm quà tặng ý nghĩa: Cây mang lại sự thanh nhã, bình yên, mang lại điều tốt và loại bỏ các điềm xấu, khí tà độc. Là cây phong thủy với ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc và điều tốt đẹp nên cây có thể dùng làm quà tặng khi tân gia, hoặc trong các dịp khác.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây Trúc Nhật:
Loài cây này có sức sống vô cùng mãnh liệt, khả năng chịu khô hạn tốt, đặc biệt là trong mùa hè hay bất kỳ điều kiện như thế nào, trúc vẫn xanh tốt quanh năm như tượng trưng cho sức sống kiên cường của con người, dám đương đầu với khó khăn, thử thách hay thất bại.
Cây Trúc Nhật là loại thân tre có mắc gai, là đại diện cho mùa hè nằm trong bộ tứ Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Thân cây mảnh mai, thanh nhã nhưng là biểu tượng cho người quân tử bản lĩnh, ngay thẳng nhưng khi cần vẫn mềm mại, linh hoạt. Thường thì người ta sẽ trồng cây trong các chậu sứ tráng men màu trắng, đen hoặc xanh nhạt nhằm tôn vẻ đẹp của cây; hay cũng là cách để khẳng định rằng người quân tử là những kẻ có cuộc sống rất thanh cao, quý giá.
Nhiều người cho rằng chữ “trúc” gần âm với “chúc” có ý chỉ chúc phúc mọi điều tốt đẹp. Theo phong thủy Trung Quốc và một số nơi ở Việt Nam, nếu trong sân nhà có trồng trúc là đem lại sự may mắn cho cả gia đình. Cây cũng nằm trong ý nghĩa đó, sẽ giúp gia chủ có cuộc sống an nhiên hơn, và luôn thuận hòa, vui vẻ. Nhiều người cũng tin rằng loại cây này có thể giúp trừ tà, xua đuổi điềm dữ cho người trồng.
Cách chăm sóc cây Trúc Nhật:
- Ánh sáng: Cây ưa sáng, chịu được bóng nhưng không ở thời gian dài, vì thế nếu để cây ở các vị trí thiếu ánh sáng như trong nhà, thì chúng ta nên thực hiện công tác phơi nắng cho cây, tốt nhất là nên phơi nắng 3 lần, hoặc 2 lần /1 tuần, thời điểm phơi nắng tốt nhất là vào buổi sáng, tránh tình trạng phơi cây ở giữa trưa nhiệt độ 35 đến 40 độ C. Cây dễ bị mất nước và héo nhanh.
- Nhiệt độ: Nhiệt độc thích hợp từ 23 đến 28 độ C.
- Đất trồng & dinh dưỡng: Cây trúc nhật thích hợp trồng ở đất có độ thoát nước tốt, tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm vừa phải. Cây không yêu cầu khắt khe về phân bón tuy nhiên để cây sinh trưởng xanh tốt, lá và thân mượt thì chúng ta có thể sử dụng bón thêm phân hữu cơ, phân bón lá liều lượng 2 đến 3 tuần 1 lần, luân phiên nhau.
- Lượng nước: Cần tưới nước thường xuyên 1-2 ngày/lần để đảm bảo độ ẩm cần thiết, nhưng không tưới quá nhiều nước, làm cây bị úng. Chỉ nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, không tưới lúc trưa làm cây dễ chết.